Cụm Sơn Lai Quần_thể_di_tích_thờ_Vua_Đinh_ở_Ninh_Bình

Tương truyền, trước khi đóng đô ở kinh đô Hoa Lư - Đinh Bộ Lĩnh đã đóng tạm triều đình ở vùng đất Sơn Lai nên nơi đây có rất nhiều di tích liên quan đến Vua như: hòn đá Vua ngự, núi Đầu Quân, núi Rếch, cửa Vua, hóc Lược, thung Chùa, Đàn Xã Tắc,...[10] Các di tích ở cụm Sơn Lai hiện có nguy cơ bị xâm hại nhiều do ý thức của người dân và chính quyền sở tại, công tác thông tin, tuyên truyền về giá trị di tích yếu kém.

Đàn Tế Trời

Đàn Tế Trời là di tích nằm ở trên đồi Thờ, xã Quỳnh Lưu, Nho Quan. Theo truyền thuyết, trước đây Vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đàn tế Trời trên đồi Thờ. Tại đây còn một số di tích liên quan như: mả Hầu, ao Vua, giếng Thí,... Trên đồi Thờ hiện còn miếu thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được gọi là đền Đồi Thờ. Hiện đã có kế hoạch nâng cấp di tích miếu Vua Đinh và phục dựng di tích Đàn Tế Trời trên đồi Thờ.[11]

Đình Vua

Đình Vua nằm ở làng Xát, xã Sơn Lai nên còn được gọi là đình làng Xát. Đình Vua thờ Đinh Tiên Hoàng.

Đình Lược

Đình thôn Lược là nơi thờ Đinh Tiên Hoàng. Ca ngợi vị trí thôn Lược cũng như xã Sơn Lai xưa, Nhà thơ Nguyễn Thị Kim Khánh có bài "Đất Cố Đô" như sau:

Hòn đá Vua ngự thiết triều ĐinhTrầm mặc tô dòng sử anh linhThung Chùa, núi Rếch, hồn Đại ViệtHóc Lược, Đầu Quân rộn bóng hìnhCờ lau trắng núi hồn phảng phấtMe, Lược Nho Quan nặng nghĩa tìnhNgàn năm dâu bể còn lưu dấuSông núi oai hùng chốn đế Đinh

Đền Đông Thịnh

Ở phía tây cố đô Hoa Lư, trên con đường nối với đường thượng đạo có một số di tích tương truyền là đồn lũy bảo vệ kinh đô Hoa Lư xưa như núi Mã Can thuộc thôn Đông Thịnh là một nơi Đinh Bộ Lĩnh tập trận cờ lau thuở bé và là đồn trấn giữ ở phía tây kinh đô Hoa Lư. Hiện nay có di tích gọi là thành Hẻo và các thôn Đông Thịnh, Me, Lược đều có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng.

Đền Bóng

Đền Bóng cũng thuộc thôn Me, có hai gian quay hướng bắc nhìn về đình Me. Nhiều phần của đền bị phá hoại trong chiến tranh nên dấu tích không còn nhiều. Hiện ngành Văn hóa đang có những nỗ lực để khôi phục lại đền.

Vào ngày 10/11 âm lịch hàng năm, dân làng Me lại tổ chức lễ hội Kỳ Phúc. Dân làng Me thường rước kiệu từ đình Me ra đền Bóng để tưởng nhớ Vua Đinh Tiên Hoàng đã ngự và lập hành cung ở đây.[12]

Đình Ngọc Mỹ

Đình Ngọc Mỹ còn được gọi là đình Me, nằm ở phía tây thôn Me, xã Sơn Lai. Đình có ba mặt giáp với cánh đồng và cách biệt với khu dân cư.

Hậu cung đình Me thờ 2 người: Vua Đinh Tiên Hoàng và ông Đinh Ngọc Quang là người có công tu sửa, xây dựng đình Me và chùa Me. Gần đình Me có phủ Me thờ Đinh Thị Huyền Chân là con gái ông Đinh Ngọc Quang, được tuyển vào làm cung nữ trong kinh đô Hoa Lư.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_thể_di_tích_thờ_Vua_Đinh_ở_Ninh_Bình http://vemaybaycuatui.com/van-hoa-xa-hoi/den-dinh-... http://hoixe.net/di-tich-chua-lac-khoai-o-ninh-bin... http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=19016... http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://ninhbinh.gov.vn/web/guest/di-tich-lich-su-v... http://sodulich.ninhbinh.gov.vn/sodulich/1225/2754... http://vhtt.ninhbinh.gov.vn/bai-viet/den-tho-vua-d... http://vhtt.ninhbinh.gov.vn/bai-viet/hoi-nghi-hoi-... http://kyluc.vn/du-an-ky-luc/1059.vietkings-cong-b... http://baoninhbinh.org.vn/news/43/2DBAE7/Tu-bo-ton...